Đặc sản chè lam Phủ Quảng- Thanh Hoá thơm ngon hấp dẫn

Chè lam Phủ Quảng một đặc sản nổi tiếng ở Thanh Hoá. Chè lam Phủ Quảng  có nét độc đáo với vị giòn tan nơi đầu lưỡi khi thưởng thức và vị ngọt thanh nhẹ dìu dịu. Một món ăn dân giã nhưng lại vô cùng độc đáo, thú vị, nó k dai mềm như chè lam truyền thống.

Chè lam Phủ Quảng từ xưa đã nức tiếng khắp mọi nơi, những làng nghề làm chè lam truyền thống vẫn luôn lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay. Du khách đến thăm di tích Thành nhà Hồ và các khu du lịch: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hoà, ….đều thưởng thức chè lam Phủ Quảng và lựa chọn mua về làm quà cho người thân, bạn bè.

Chè lam Phủ Quảng- Thanh Hoá
Chè lam Phủ Quảng- Thanh Hoá

Miếng chè lam Phủ Quảng tuy rắn nhưng lại giòn tan, chỉ cần vỗ nhẹ một cái là vỡ ra thành từng mảnh nhỏ. Để làm ra được miếng chè  như vậy cũng công phu và đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo. Gạo nếp hạt mẩy đều được xay nhuyễn bằng cối đá bắc, một phần gạo rang chín đều, lạc rang giã đôi giã ba, gừng tươi đồ chín rồi xắt lát… tất cả những nguyên liệu ấy được ngào chung trong  chiếc nồi to, mật mía sánh óng ngọt lừ đang bắt lửa sôi như say trên chảo gang. Khối mật óng ánh đông lại ôm tất cả vào lòng, rồi lại chờ bàn tay người đảo, luyện như luyện linh đơn tiên dược. Sau đó ta rắc lớp mỏng bột khô lên mặt phẳng sạch rồi đổ hỗn hợp đã nấu ra, thêm một số công đoạn được thao tác rất nhanh tay. Công đoạn cuối cùng là cho bột vào khuôn và dùng dao tỉa nắn nốt để cho ra những miếng chè lam vuông vức hình chữ nhật. Ngày nay thường dùng túi nilon để gói.

Cái ngọt, cái mềm, cái thơm, cái cay hoà quyện rồi tan biến vào nhau, để đến khi ta cầm trên tay thanh chè lam mỏng mảnh phủ ngoài lớp áo bột trắng phau, ta chẳng còn phân biệt được đâu là cái ngọt thanh của nếp cái hoa vàng, đâu là vị ngọt sắc lẻm của lóng mía.

Thưởng chức chè lam cùng ly trà nóng
Thưởng chức chè lam cùng ly trà nóng

Chè làm sau khi hoàn thành có màu vàng ươm có hình chữ nhật trông rất là đẹp mắt, dùng nhâm nhi với ly trà xanh là đúng vị nhất. Ăn miếng chè lam sẽ có vị giòn của gạo rang, dẻo của bột nếp, hòa lẫn với hương gừng cay nồng nàn sâu lắng,của giọt mật thơm chắt chiu từ  và vị bùi của lạc , nhấp ngụm trà ngan ngát, cái chan chát đăng đắng làm dịu đi vị ngọt sắc đang còn lưu luyến trên đầu lưỡi. Mỗi vùng miền thường có một món đặc sản dân dã được làm từ nguyên liệu quen thuộc. Với vùng đất Thanh Hóa đó là món chè lam nứt tiếng gần xa.